Ông Trương Tấn Sang đánh giá cao việc Thái Bình là một trong những địa phương triển khai nghiêm túc, đồng bộ các nội dung quan trọng của Nghị quyết 54-NQ/TƯ của Bộ Chính trị bằng việc tổ chức học tập, quán triệt Nghị quyết trong đội ngũ cán bộ chủ chốt của tỉnh; cụ thể hóa các chủ trương, đường lối nêu trong Nghị quyết thành chương trình, kế hoạch, cơ chế, chính sách và nhiệm vụ của địa phương.
5 năm qua, Thái Bình đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 12,2%/năm, cơ cấu công nghiệp, xây dựng chiếm 33%; cơ cấu nông nghiệp giảm từ 41,8% xuống 33%, cơ cấu dịch vụ 34%; GDP bình quân đầu người đạt 16,1 triệu đồng/năm.
Ông Trương Tấn Sang cho rằng, sự phát triển mạnh của Thái Bình với công nghiệp từ chỗ kém phát triển vươn lên mạnh mẽ, an ninh lương thực được bảo đảm, diện mạo nông thôn thay đổi là do tác động của Nghị quyết 54.
Tuy nhiên, đồng chí cũng chỉ rõ, tiềm năng, lợi thế của Thái Bình là rất lớn nhưng đến nay chưa được khai thác, phát huy tối đa; nền kinh tế có bước tăng trưởng nhưng quy mô sản xuất nhỏ, tính cạnh tranh kém nên chưa tạo sức bật mới.
Gợi mở một số vấn đề trọng tâm trong phát triển kinh tế – xã hội của Thái Bình trong những năm tới, Ông Trương Tấn Sang lưu ý, tỉnh cần tập trung phát triển các khu, cụm công nghiệp; phát triển các làng nghề truyền thống; chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và đội ngũ công nhân lành nghề, đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội và thị trường lao động.
Mặt khác, tỉnh cần giải quyết tốt vấn đề ô nhiễm môi trường, lựa chọn đầu tư, đưa công nghệ cao vào sản xuất; nghiên cứu liên kết vùng dựa trên tiềm năng thế mạnh của từng địa phương; giữ gìn không gian xanh; phát triển kinh tế biển, cảng biển để đáp ứng nhu cầu lưu thông hàng hóa, phục vụ xuất nhập khẩu …
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn